PVLC Tuần 4 trong Mùa Phục Sinh

Từ Giáo đô Rôma xin chào bình minh ngày Thứ Sáu mùng 9/5/2025 Cộng đồng Dân Chúa,

Để tiếp tục cùng với Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô hằng tuần theo Phụng vụ Lời Chúa của từng Mùa Phụng vụ,

mà tuần sắp tới là Tuần thứ 4 Mùa Phục Sinh, trước hết, chúng ta hãy theo dõi Bài chia sẻ Phúc Âm của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt,

sau đó là toàn bộ PVLC trong Tuần 4 Mùa Phục Sinh cho từng ngày ở những cái links về văn bản hay mp3 hoặc youtubes / livestream kèm theo.

CHÚA CHIÊN LÀNH  

I.TẤM BÁNH LỜI CHÚA

- Cv 13,14.43-52

- Kh 7,9.14b-17

Ga 10, 27-30

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

   Hình ảnh chiên cừu dễ gây ngộ nhận vì người ta cho rằng chiên cừu chẳng biết làm gì hơn là ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng con chiên trong bài Tin mừng ta vừa nghe hoàn toàn không có tính cách thụ động như thế. Trái lại phải tích cực, chủ động. Sự tích cực chủ động của đoàn chiên được Chúa Giêsu diễn tả bằng những từ “nghe” và “theo”: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta”.

Nghe. Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, nên ta phải nghe Người. Nhưng nghe được Lời của Thiên Chúa không phải dễ.

Không dễ, vì Lời Thiên Chúa nhẹ nhàng như lời thì thầm của mây gió, sâu thẳm như tiếng nói của đáy đại dương, im lặng và bí hiểm như tiếng vỗ của một bàn tay. Trong khi đó lời của trần gian, của ma quỉ lại ồn ào như một ngày hội, gào thét như cuồng phong và điên loạn như chiến tranh. 

Không dễ, vì Lời Thiên Chúa mời gọi người ta vào con đường chật hẹp của từ bỏ mình, dẫn ta lên ngọn đồi gai góc của thập giá hi sinh và thách thức ta phục vụ đến hi sinh cả mạng sống. Trong khi đó lời của trần gian, của ma quỉ mở ra đại lộ thênh thang của danh vọng, dẫn ta đến gìm mình trong đại dương hưởng thụ và hứa ban tặng cho ta tất cả vinh hoa phú quí trên đời.  

Vì thế, để nghe được Lời Chúa, ta phải có một đôi tai thật bén nhạy, được hướng dẫn bởi trí phán đoán sáng suốt và một trái tim yêu mến nồng nàn. Nghe Lời Chúa với một thái độ như thế sẽ dẫn ta đến chỗ theo Chúa.

Theo. Theo ai là quyến luyến, gắn bó và ràng buộc đời mình vào đời người đó. Như thế theo ai là từ bỏ chính mình, cuộc đời mình để chia sẻ cuộc sống với người khác.

Theo tâm lý học, trong tình yêu có ba mức độ. Mức độ thứ nhất: Thích nhìn, nghe người mình yêu. Mức độ thứ hai: Trong mọi chương trình, tính toán của đời mình đều có bóng dáng của người yêu. Mức độ cuối cùng: Chia sẻ tất cả những gì mình có, kể cả cuộc sống vì người yêu.  

Như thế, theo tức là yêu thương ở cao độ. Con chiên đi theo Chúa như thế phải hoàn toàn chủ động và nhất là thiết lập một quan hệ mật thiết với Chúa là Chủ đoàn chiên. Hành động của Chúa chiên tốt lành được Chúa Giêsu tóm gọn trong hai động từ: “biết” và “cho”.   

Biết. Người chăn chiên tốt lành biết rõ từng con chiên. Ông biết tên từng con. Ông biết tình trạng sức khoẻ cũng như nhu cầu của từng con chiên. Tương tự như thế, Chúa Giêsu biết rõ mỗi người chúng ta. Người không chỉ biết mà còn thông cảm với mọi hoàn cảnh của ta. Ta buồn vì bị người yêu phụ bạc ư? Người cũng đã biết thế nào là nỗi đau của người bị phản bội. Ta cay đắng với kiếp nghèo đeo đẳng ư? Chúa Giêsu cũng đã sinh ra không nhà, sống ngoài đường và chết trần truồng trên thập giá. Ta tuyệt vọng vì cuộc đời không lối thoát ư? Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút đen tối trong vườn Giếtsimani và trên thánh giá. Ta cô đơn vì bị mọi người xa lánh ư? Chúa Giêsu cũng đã bị mọi người chối bỏ, và Người cảm thấy như Đức Chúa Cha cũng từ bỏ Người. Ta bị sỉ nhục mất hết uy tín ư? Chúa Giêsu đã bị nhục nhã và mất hết uy tín khi phải chết như kẻ tội đồ nô lệ.

   Chúa Giêsu là người chăn chiên tốt lành, hiểu biết mọi ngõ ngách u ẩn trong đáy lòng người, nên có thể chăm sóc an ủi từng người chúng ta.

Cho. Chúa Giêsu là mục tử tốt lành vì đã tặng ban cho tất cả đoàn chiên món quà quí giá nhất là sự sống đời đời, sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, sự sống của chính bản thân Người. Sống sự sống của Thiên Chúa rồi, đoàn chiên sẽ kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Không ai cướp được đoàn chiên khỏi tay Người, vì Người dùng chính mạng sống mình mà bảo vệ. Người ràng buộc đời mình vào sinh mạng của đoàn chiên. Từ nay đoàn chiên và chủ chiên trở thành một cộng đồng sinh mệnh, sống chết có nhau, kết hợp với nhau trong một tình yêu thương không có gì có thể tách lìa được.

Chúng ta đang sống trong một thời đại đầy thay đổi. Cuộc sống đang mở ra những chân trời mới đầy quyến rũ nhưng cũng đầy nguy hiểm cho đời sống tâm linh chúng ta. Những giá trị bị đảo lộn. Những con chiên đang bị lôi kéo rời xa đoàn chiên. Nhu cầu cuộc sống xô đẩy chúng ta ra khỏi cộng đoàn khiến nhiều người trở thành những con chiên bơ vơ không người chăn dắt. Trong một hoàn cảnh mới mẻ như thế, chúng ta rất cần có những vị mục tử thực sự hiểu rõ nhu cầu của đoàn chiên và thực sự hiến mình phục vụ đoàn chiên. Chúng ta hãy cầu nguyện cho có nhiều người trẻ biết đáp lời Chúa mời gọi, hiến mình cho Chúa để phục vụ anh chị em trong nhiệm vụ mục tử. Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục của chúng ta trở thành những mục tử tốt lành noi gương Vị Mục Tử duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

   Lạy Chúa là Mục Tử chăn giữ đời con, xin cho con biết lắng nghe tiếng Chúa và bước theo Chúa. 

III. TẤM BÁNH HOÁ NHIỀU

1- Đã bao giờ bạn nghe được tiếng Chúa nói trong sâu thẳm tâm hồn bạn chưa?

2- Có lần nào bạn cảm nghiệm được sự ngọt ngào được sống thân mật với Chúa chưa?

3- Bạn cũng là Mục Tử của gia đình bạn, xóm bạn ở, sở nơi bạn làm việc. Bạn có là Mục Tử tốt lành không?


Tuần IV Phục Sinh

(xin bấm vào hàng chữ trên đây để theo dõi các bài chia sẻ PVLC
và hạnh thánh trong tuần, nêu cần)

Chúa Nhật

Con Chiên đích thực của Vị Chủ Chiên nhân lành https://youtu.be/zt-b663WVqU

Vị Mc Tử Nhân Lành: Như chiên bị mang đi sát tế - https://youtube.com/live/RTy8hHmzjQ8

CN.IVPS-C.mp3 / https://youtu.be/K1U7ROlZx2A

Trong tuần

ThuHaiTuanIVPS.mp3 /PS.IV-2.mp3

BaThanhTuDao-Nero.Archelio.Pancrasio.mp3 / https://youtu.be/pOKB-P2q4Uw (12/5)

ThuBaTuanIVPS.mp3 

 Fatima - Ơn Gọi Thương Xót https://youtu.be/xsgjlcdLQh4 (13/5)

ThanhMatthiaTongDo.mp3 / https://youtu.be/eQEG9PCiqzw (14/5 - Lễ kính át lễ Thứ Tư trong tuần)

ThanhCorona.mp3 / https://youtu.be/N1pXy9ZK4NE (14/5)

ThuNamTuanIVPS.mp3 / PS.IV-5.mp3 

ThánhIsidoroThủTiết.mp3 / https://youtu.be/AxP84URlKVY (15/5)

ThuSauTuanIVPS.mp3 / PS.IV-6.mp3 

ThuBayTuanIVPS.mp3 / PS.IV-7.mp3

0

Suy Niệm Lời Chúa

Sự Sống xuất phát từ vị Mục Tử Thần Linh đến để cho chiên của mình có thể được sự sống đời đời trường sinh bất tử.

Bài đọc 1 (Tông Vụ 13:14,43-52) - Sự sống xuất phát từ vị Mục Tử Thần Linh qua thành phần tông đồ thừa sai như Thánh Phaolô và Barnabê: "Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất".
Bài đọc 2 (Khải Huyền 7:9,14b-17) - Sự sống xuất phát từ vị Mục Tử Thần Linh cho những ai chiến thắng: "Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy nó trắng trong máu Con Chiên".

Phúc Âm (Gioan 10:27-30): "Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: 'Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một'".
Hình ảnh chiên được Chúa Kitô nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, cũng như trong Tuần IV Phục Sinh, là hình ảnh của thành phần được cứu rỗi. Bởi vì, chiên được liệt kê ở bên phải (khác với dê ở bên trái) của Vị Thẩm Phán Chung Thẩm (xem Mathêu 25:33), và chiên cũng là hiện thân của "Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian" (Gioan 1:29), một con chiên hiền lành bị dẫn đi sát tế (xem Isaia 53:7; 1Phero 1:19-20).

Chiên là hiện thân của Vị Mục Tử nhân lành vì như chủ chiên của nó bị mang đi sát tế thế nào thì nó cũng là thành phần bị sát hại như thế, như nó đã được giặt áo của mình trong máu của Con Chiên, như Bài Đọc 2 hôm nay cho thấy (xem Khải Huyền 7:14). Chiên có một bản tính hiền lành dễ dạy trước sự lành, bảo sao nghe vậy: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta", nhưng lại hoàn toàn chịu thua trước kẻ dữ, ở chỗ không phản ứng lại với kẻ dữ là những con sói rừng cắn xé nó.

Thế nhưng, chính vì chiên của Chúa Kitô là thành phần được cứu rỗi, thành phần được Người hằng quan tâm lưu ý và yêu thương cùng chăm sóc: "Ta biết chúng", nên "không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta"; hơn nữasở dĩ Người "biết chúng" những con chiên rất ư là cao trọng và cao quí của Ngườinhư chính sinh mạng của Người,bởi chúng từ Cha mà đến: "Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta".

Và chính vì những gì của Cha cũng chính là của Người: "Ta và Cha Ta là một", nên Người không thể nào để mất một con nào: "Tôi đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã hư vong" (Luca 19:10), trái lại, Người phải tìm kiếm cho bằng được con chiên lạc cuối cùng (xem Luca 15:4-5), cho dù có phải thí mạng sống mình vì chiên (xem Gioan 10:11).

Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật thứ 4 Năm C Lễ Chúa Chiên Lành hôm nay được Giáo Hội soạn dọn rất ăn khớp với nhau, căn cứ vào câu đầu tiên của bài Phúc Âm ngắn ngủi: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta". 

"Chiên Ta thì nghe tiếng Ta": Để biết được đâu là chiên của Chúa thì đặc tính đầu tiên và trên hết của nó đó là biết "nghe tiếng" chủ chiên của mình. Nếu không biết nghe tiếng chủ chiên của mình thì thật sự không phải là chiên của Chúa, như ngay trước câu đầu tiên của bài Phúc Âm hôm nay chính Người đã khẳng định với những người Do Thái đang nghe Người bấy giờ rằng: "Quí vị không chịu tin Tôi vì quí vị không phải là chiên của Tôi" (10:26). Như thế, "nghe tiếng" chủ chiên là đặc tính của chiên đây chính là tin vào Người, chứ không phải chỉ nghe về thể lý như thành phần thính giả Do Thái lúc ấy trong hội đường Carpanaum. 

Đặc tính "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi" đây, không phải chỉ nghe trực tiếp từ Người, mà còn nghe qua thành phần môn đệ tông đồ được Người sai đi làm thành phần chứng nhân tiên khởi của Người nữa. Bởi vì những gì các vị loan báo và giảng dạy về Người với thẩm quyền Người ban đều có tính cách Truyền Thống từ chính Người (xem Mathêu 16:19; 18:20). Và đó là lý do chúng ta thấy trong Sách Tông Vụ ở Bài Đọc 1 hôm nay một sự kiện hoàn toàn đối chọi nhau giữa "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi" và "quí vị không phải là chiên của Tôi" rất tỏ tường nơi thái độ của những ai nghe theo Thánh Phaolô cùng những ai không như sau: 

"Trong những ngày ấy, Phaolô và Barnaba sang qua Perghê và đến Antiôkia xứ Pisiđia; ngày Sabbat, các ngài vào ngồi trong hội đường. Có nhiều người Do-thái và tòng giáo theo các ngài, được các ngài khuyên bảo bền đỗ trong ơn nghĩa Chúa.

"Ðến ngày Sabbat sau, hầu hết cả thành đều đến nghe lời Thiên Chúa. Các người Do-thái thấy đám đông dân chúng, thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại các điều Phaolô giảng dạy. Phaolô và Barnaba can đảm nói rằng: Phải giảng lời Thiên Chúa cho các ngươi trước tiên, nhưng vì các ngươi từ chối lời Thiên Chúa và tự cho mình không xứng đáng sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía các dân ngoại; vả lại Chúa đã truyền lệnh cho chúng tôi rằng: 'Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất'. Nghe vậy các dân ngoại hân hoan ca tụng lời Chúa; những ai được Chúa tiền định hưởng sự sống đời đời, thì tin theo, nên lời Chúa được rao giảng khắp cả vùng.

"Những người Do-thái xúi giục các phụ nữ khá giả đã tòng giáo và các thân hào trong thành bắt bớ Phaolô và Barnaba, rồi trục xuất hai ngài ra khỏi ranh giới xứ họ. Còn hai ngài, sau khi phủi bụi chân lại cho họ, hai ngài đi đến Icôniô. Còn các môn đồ thì đầy hân hoan và Thánh Thần". 

"Ta biết chúng": Vị Chủ Chiên là Chúa Kitô đã thực sự "biết chiên" của mình như thế nào, nếu không phải như chính Người đã xác nhận trong bài Phúc Âm hôm nay: "Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một". 

Trước hết Người biết chiên của Người ở chỗ họ nghe tiếng của Người, họ tin vào Người; sau nữa, Người biết chiên của Người ở chỗ Người ban cho họ là thành phần xứng đáng và hội đủ điều kiện để "được sống đời đời"; và sau hết, Người biết chiên của Người là tất cả những gì Cha Người ban cho Người, trao cho Người và Người cần phải trân trọng và quí mến, như chính Cha quí mến họ vậy: "Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một". 

Chính vì "Ðiều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả" mà "chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta". Cho dù họ có là thành phần lên án Người như Hội Đồng Đầu Mục Do Thái cùng đám dân chúng vừa tung hô Người vào thành Jerusalem liền hùa theo thành phần lãnh đạo hô hoán "đóng đanh nó vào thập giá", dù họ có phản nộp Người như tông đồ Giuđa Íchca, dù họ có chối bỏ Người như tông đồ Phêrô, dù họ có lên án tử cho một con người vô tội như Người đúng như tổng trấn Philatô đã nhận thức mà còn cố tình sát hại Người, và dù họ có là những tên lý hình của đế quốc Roma tàn nhẫn hành hạ và đóng đanh Người vào thập tự giá v.v. Vì, đối với Chúa Kitô Khổ Giá là tất cả LTXC thì "họ lầm không biết việc mình làm" (Luca 23:34). 

"Chúng theo Ta": Vâng, nếu đặc tính chính yếu làm nên thành phần chiên được cứu độ, tức thành phần được chủ chiên biết đến và ban cho họ sự sống đời đời như thế, thì thành phần chiên được sự sống này còn ở chỗ "theo" chủ chiên nữa, theo đúng "sự sống" thần linh vô cùng "viên mãn" (Gioan 10:10) họ được thông hưởng và chia sẻ. Nhờ đó, như một cành nho đã sinh trái được cắt tỉa cho càng sinh trái hơn (xem Gioan 15:2), họ mới chứng thực Chúa Kitô sống trong họ và Người tiếp tục mang ơn cứu độ đến cho những con chiên của Người trong suốt giòng lịch sử nhân loại, cho đến khi Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống (là chiên) và kẻ chết (là dê) trong cuộc Chung Thẩm cánh chung (xem Mathêu đoạn 25). 

Và thành phần chiên "theo" chủ chiên này đã được Sách Khải Huyền của Thánh Gioan, trong Bài Đọc 2 hôm nay diễn tả như thành phần đẫm máu như chủ chiên của mình, ở chỗ "Họ tinh tuyền và theo Con Chiên đến những nơi Con Chiên tới" (Khải Huyền 14:4): 

"Tôi là Gioan, đã xem thấy một đám đông không thể đếm được, họ thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc và tiếng nói, đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên; họ mặc áo trắng dài, tay cầm lá vạn tuế. Và một bô lão đã nói với tôi: "Ðây là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy nó trắng trong máu Con Chiên. Vì thế, họ ở trước ngai vàng Thiên Chúa, và ngày đêm phụng sự Người trong đền thánh Chúa, Ðấng ngự trên ngai vàng đặt ở giữa họ. Họ sẽ không còn đói khát; mặt trời và nóng bức sẽ không làm khổ họ, vì Con Chiên đứng trước ngai vàng sẽ thống trị họ, sẽ dẫn họ đến nguồn nước ban sự sống, và Thiên Chúa sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ".